KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Teamwork – Khả năng làm việc nhóm thuộc nhóm đức tính về Justice (Công lý). Justice bao gồm những điểm mạnh làm cho cuộc sống trở nên công bằng. Chúng là nền tảng cho sự tương tác tốt nhất giữa cá nhân và nhóm hoặc cộng đồng.

Một dàn nhạc sẽ lệch nhịp nếu các nhạc sĩ không chơi đồng bộ. Một đội sẽ thua nếu một vài cầu thủ không thi đấu tốt. Làm việc nhóm là một kỹ năng sống và là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mọi trẻ em nên phát triển. Khi bạn dạy con cách làm việc với người khác, bạn đang dạy chúng về thành công. Cho dù ở nhà hay trường học, trẻ em nên học cách trở thành một phần của một nhóm gồm nhiều người khác nhau.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các cha mẹ và thầy cô một danh sách các hoạt động vui vẻ và dễ thực hiện nhằm xây dựng kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ. Các hoạt động này có thể thực hiện ở nhà hay trong lớp học.

1. Ghép tranh

1-1

Image: Shutterstock

Mục tiêu:

Dạy trẻ cách ‘làm việc theo các bộ phận’ và tầm quan trọng của làm việc nhóm để đạt được kết quả mong muốn.

Dụng cụ:

  • Bức hình về phim hoạt hình nổi tiếng mà trẻ có thể vẽ lại trên giấy. Độ phức tạp phụ thuộc vào nhóm tuổi của trẻ em.
  • Bút chì
  • Giấy

Số người chơi: 6 – 8

Thời gian cần thiết: 30 phút

Hướng dẫn:

  • Cắt bức hình bạn đã chọn thành sáu hoặc tám ô vuông bằng nhau. Cắt sao cho khi ghép lại, ta sẽ được một hình hoàn chỉnh.
  • Đưa cho mỗi trẻ một mẩu tranh và yêu cầu trẻ vẽ lại một bản sao của hình ảnh đó.
  • Sau 20 phút, yêu cầu các em ghép các bản vẽ của mình lại với nhau để xem chúng có thể tạo thành một bức tranh hay không.
  • Trẻ có thể chỉnh sửa tranh nếu cần thiết cho đến khi được một bức hình hoàn chỉnh như hình ảnh gốc.

Lời khuyên:

Cung cấp cho trẻ các mẩu giấy hình vuông có cùng kích thước để vẽ. Yêu cầu trẻ vẽ mảnh ghép của trẻ trong khung hình cho sẵn. Điều này sẽ đảm bảo rằng các hình ảnh có kích thước nhất quán.

2. Sneak A Peek (Nhìn lén)

Sneak-A-Peek

Image: Shutterstock

Mục tiêu:

Trò chơi tập trung vào kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời dạy trẻ cởi mở với quan điểm của người khác.

Dụng cụ:

  • Khối gỗ xây dựng – bạn sẽ cần nhiều bộ bằng số lượng đội chơi
  • Không gian cho trẻ hoạt động

Số người chơi: 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm 4 trẻ

Thời gian cần thiết: 15 phút

Hướng dẫn:

  • Xếp một hình khối bất kỳ từ các khối gỗ, không để cho trẻ nhìn thấy cách làm – bạn có thể ghép ở một phòng khác và mang cho trẻ xem.
  • Phát cho mỗi nhóm một bộ gỗ.
  • Mỗi đội cử một bạn lên xem hình khối đã tạo – trẻ có mười giây để xem và ghi nhớ.
  • Thành viên được cử lên sẽ phải giải thích về hình khối cho những bạn khác để cả nhóm có thể xếp được hình đó.
  • Nếu trẻ vẫn chưa hiểu đúng, nhóm có thể cử một thành viên khác lên xem và thử lại lần nữa.

Lời khuyên:

Tạo các hình khối đơn giản và dễ dàng để trẻ hiểu và lặp lại bằng cách quan sát.

3. Phân nhóm

Classification

Image:Shutterstock

Mục tiêu:

Trò chơi này dạy trẻ cách phân loại hoặc tạo nhóm một cách không hề rập khuôn, phân biệt đối xử hay bất kỳ khía cạnh tiêu cực nào.

Dụng cụ: Không gian cho trẻ chơi

Số người chơi: 12 hoặc hơn

Time required: 15 phút

Hướng dẫn:

  • Chia các em thành hai hoặc ba nhóm.
  • Yêu cầu các em nói cho bạn khác biết về bản thân mình – thích, không thích, ước mơ, mục tiêu, …
  • Yêu cầu trẻ phân thành các nhóm nhỏ dựa trên thông tin trẻ chia sẻ. Nhóm có thể dựa trên thực phẩm, màu sắc hoặc phim mà trẻ thích, …
  • Đến cuối trò chơi – trẻ sẽ biết thêm nhiều điều về bạn bè của mình và thấy rằng một nhóm có thể được tạo nên từ đa dạng kiểu người khác nhau.

Lời khuyên:

Có thể giải thích cho trẻ về khái niệm rập khuôn – trẻ không nên sử dụng bất kỳ sự đánh giá tiêu cực hay định kiến tiêu cực nào khi hình thành nhóm.

4. Nhóm tung hứng

Group-Juggle

Image: iStock

Mục tiêu:

Trò chơi giúp trẻ phối hợp tốt hơn với nhau và đồng thời cải thiện kỹ năng điều phối của trẻ.

Dụng cụ:

  • 10-15 trái bóng nhẹ
  • Trò này có thể chơi trong nhà hoặc ngoài trời

Số người chơi: 10

Thời gian cần thiết: 10 phút

Hướng dẫn:

  • Chia các em thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 bạn.
  • Các nhóm đứng trong một vòng tròn, đối mặt với nhau. Phát cho trẻ những quả bóng và yêu cầu trẻ tung bóng theo một thứ tự cụ thể.
  • Bắt đầu với hai quả bóng tung hứng và giới thiệu một cách chậm rãi – điều này làm cho hoạt động trở nên khó khăn hơn cho nhóm.
  • Nhóm nào có thể tung hứng các quả bóng trong thời gian dài nhất, mà không làm rơi bóng sẽ thắng.

Lời khuyên:

Sử dụng bóng nhẹ hoặc bóng mềm để tránh làm trẻ bị thương.

5. Xây tháp

Tower-Challenge-with-Straws

Image: Internet

Mục tiêu:

Trò chơi này khuyến khích trẻ sáng tạo những gì có thể để xây được một tòa tháp cao nhất.

Dụng cụ:

  • Các cuốn sách
  • Vỏ lon
  • Các khối hình

Hoặc bất kỳ thứ gì khác không dễ vỡ có thể được sử dụng để xây dựng tòa tháp.

Số người chơi: 15

Thời gian cần thiết: 15 phút

Hướng dẫn:

  • Chia các em ra thành ba nhóm, mỗi nhóm 5 bạn.
  • Phát cho trẻ các vật liệu cần thiết để xây dựng tòa tháp – trẻ cũng có thể sử dụng các vật dụng khác trong phòng, với sự cho phép của bạn, để xây tháp.
  • Khi hô khẩu hiệu, các đội bắt đầu xây dựng một tòa tháp bằng các vật liệu cho sẵn.
  • Cho trẻ mười phút để hoàn thành.
  • Đội xây được tòa tháp cao nhất sẽ thắng.

Lời khuyên:

Đảm bảo không gian rộng rãi để chơi. Đồng thời sử dụng vật liệu không dễ vỡ để trẻ xây tháp.

6. Đừng đánh thức con rồng

Don_t-Wake-The-Dragon

Image: Shutterstock

Mục tiêu:

Trò này khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình để giải quyết một vấn đề giả tưởng.

Dụng cụ: Không gian để chơi

Số người chơi: 12

Thời gian cần thiết: 15 phút

Hướng dẫn:

  • Giả vờ rằng tất cả trẻ là cư dân của một ngôi làng bị bắt bởi một con rồng, hiện đang ngủ.
  • Những đứa trẻ có thể băng qua làng theo thứ tự chiều cao của chúng.
  • Thách thức là trẻ phải tự sắp xếp theo chiều cao của chúng mà không cần nói chuyện với nhau.
  • Một khi trẻ nghĩ rằng mình đang đứng đúng thứ tự, chúng phải hét lên “Boo!” vào con rồng và xem nó có hoạt động không (người quản trò sẽ quyết định khi trẻ đã xếp đúng thứ tự).

Lời khuyên:

Người quản trò có thể là con rồng và quyết định xem khẩu hiệu của trẻ có đúng hay không và cho phép trẻ qua làng.

7. Hãy lắng nghe

Just-Listen

Image: Shutterstock

Mục tiêu:

Khuyến khích trẻ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chấp nhận góc nhìn của người khác.

Dụng cụ:

  • Các tấm thẻ với các chủ đề khác nhau
  • Không gian để ngồi

Số lượng người chơi: 10

Thời gian cần thiết: 30 phút

Hướng dẫn:

  • Chia trẻ thành các nhóm hai người.
  • Một trong hai trẻ phải chọn một chủ đề ngẫu nhiên và nói về chủ đề đó trong hai phút.
  • Trẻ còn lại sẽ phải lắng nghe và tóm tắt lại những gì mà người bạn của mình đã nói. Không có tranh luận, thỏa thuận hoặc phê bình trong khi tóm tắt.
  • Hai trẻ chuyển đổi vai trò và lặp lại quá trình.

Lời khuyên:

Chọn chủ đề gần gũi với trẻ để trẻ có thể nói chuyện mà không gặp khó khăn.

8. Xây cầu

Build-A-Bridge

Image: iStock

Mục tiêu:

Hoạt động dạy trẻ cách giao tiếp rõ ràng và hiệu quả đồng thời giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Dụng cụ:

  • Các tờ báo
  • Băng keo
  • Ống hút hoặc gậy thủ công
  • Ống nhựa hoặc ống nước

Ngoài ra có thể sử dụng các bộ đồ chơi Lego.

Số lượng người chơi: 8 (số chẵn)

Thời gian cần thiết: 45 phút

Hướng dẫn:

  • Chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 bạn.
  • Cung cấp cho mỗi nhóm vật liệu để làm cầu.
  • Mỗi đội phải làm một nửa cây cầu để sau đó ráp nối chúng thành một cây cầu hoàn chỉnh. Thách thức là mỗi nhóm không được nhìn vào những gì nhóm khác đang làm.
  • Các đội phải dựa vào kỹ năng giao tiếp của mình để cố gắng tạo ra hai nửa tương đương có thể ráp lại.

Lời khuyên:

Có thể bắt đầu với các thiết kế đơn giản.

9. Zoom

Zoom

Image: iStock

Mục tiêu:

Hoạt động này cho phép trẻ sử dụng các kỹ năng logic để hoàn thành một câu chuyện ngắn.

Dụng cụ:

  • Các hình ảnh có thể mô tả một câu chuyện – bạn có thể lấy truyện tranh từ báo hoặc tạp chí.
  • Hoạt động nên được tiến hành trong nhà.

Số lượng người chơi: 10 – 12

Thời gian cần thiết: 15 phút

Hướng dẫn:

  • Mỗi người chơi được nhận một hình ảnh là một phần của câu chuyện.
  • Trẻ không được cho thấy hoặc thảo luận về hình ảnh với những bạn khác.
  • Khi tất cả mọi trẻ đều có hình ảnh riêng của mình, trẻ phải cùng nhau sắp xếp chúng theo thứ tự đúng để có một câu chuyện hoàn chỉnh.

Lời khuyên:

Chọn câu chuyện không vượt quá 12 đến 15 bức hình.

10. Trạm xe buýt

Bus-Stop

Image: Shutterstock

Mục tiêu:

Trò này cho phép trẻ thể hiện ý kiến của mình một cách tự do và chấp nhận rằng những người khác không nhất thiết phải chia sẻ cùng quan điểm. Nó cũng giúp xây dựng các kỹ năng ra quyết định của trẻ.

Dụng cụ:

  • 2 sợi dây
  • Không gian để chơi, không có chướng ngại vật

Số lượng người chơi: 10 – 12

Thời gian cần thiết: 20 phút

Hướng dẫn:

  • Tất cả trẻ sẽ phải đứng giữa hai sợi dây ở hai bên – những sợi dây này hoạt động như những chiếc xe buýt.
  • Trẻ phải đứng trong một hàng đối diện với người quản trò.
  • Người quản trò sẽ đọc một cặp từ, như ngày/đêm, sách/TV, đi bộ/chạy, nghe/nói, mèo/chó, …
  • Trẻ phải nhảy lên xe buýt bên trái nếu chúng cảm thấy liên kết nhiều nhất với từ đầu tiên trong cặp, hoặc xe buýt bên phải nếu chúng liên kết với từ thứ hai.
  • Trẻ phải lựa chọn xe buýt nào trẻ sẽ lên trong vòng chưa đầy hai giây sau khi cặp chữ được đọc to.

Lời khuyên:

Đặt hai dây thừng ở khoảng cách cân bằng với nơi trẻ đứng.

11. Đường mòn ban đêm

Night-Trail

Image: Shutterstock

Đây là một hoạt động vui chơi với các bài học về giao tiếp, xây dựng niềm tin và hợp tác. Hoạt động này có thể được thực hiện trong nhà hoặc ngoài trời.

Mục đích:

Hoạt động dạy trẻ học cách tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong một nhóm. Hợp tác, nhận thức về rủi ro và nhận thức của các giác quan cũng là một phần của hoạt động này.

Dụng cụ:

  • Bịt mắt
  • Các chướng ngại vật – Các đồ vật an toàn với trẻ em như lốp xe mềm, tấm lưới, khối hình cho trẻ em
  • Thảm sàn mềm

Số người chơi: 15

Thời gian: 30 phút

Hướng dẫn:

  • Chia nhóm thành các nhóm năm người.
  • Bịt mắt một người từ mỗi nhóm.
  • Các thành viên còn lại phải thay phiên nhau để hướng dẫn thành viên bị bịt mắt trong nhóm điều hướng di chuyển qua các chướng ngại vật và đến đích.
  • Các hoạt động có thể được lặp đi lặp lại sao cho mỗi trẻ đều được chơi một lượt.

Lời khuyên:

Nếu tổ chức ở ngoài trời, cần chắc chắn rằng không gian chơi an toàn cho trẻ em.

12. Thả trứng

The-Great-Egg-Drop

Image: iStock

Nếu bạn không ngại việc trẻ sẽ bày bừa lộn xộn để tìm hiểu về làm việc nhóm, bạn nên thử hoạt động này. Hoạt động này có thể được thực hiện trong nhà hoặc ngoài trời.

Mục đích:

Hoạt động dạy trẻ cách giải quyết vấn đề – thử các giải pháp khác nhau để tìm ra phương án tốt nhất. Nó khuyến khích trẻ suy nghĩ bên ngoài vùng an toàn.

Dụng cụ:

Vải mềm, vải dày, các tờ báo, hộp các tông, mút xốp, xốp hơi bong bóng, giỏ và các vật liệu khác để chế tạo một tấm đỡ để có thể hứng những quả trứng rơi từ độ cao gần 2 mét.

Số người chơi: 8 – 16

Thời gian: 2 giờ

Hướng dẫn:

  • Chia các trẻ thành các đội gồm 4 người và phát cho mỗi đội các vật liệu để chế tạo tấm đỡ.
  • Để cho các nhóm làm việc trong 30 phút. Cuối cùng, mỗi đội sẽ thử nghiệm sản phẩm của mình bằng cách thả trứng từ trên cao xuống các tấm đỡ sao cho không vỡ và giải thích tại sao mình đã thành công/thất bại. Nếu thất bại, trẻ có thể thử lại nếu muốn.

Lời khuyên:

Nên chuẩn bị đủ trứng cho hoạt động, trong trường hợp trẻ không thành công ngay lần đầu tiên.

13. Vòng tròn yên lặng

Circle-Of-Silence

Image: iStock

Đây là một hoạt động thú vị, người chơi có thể nâng cao kỹ năng nghe của mình và chiến lược để đạt được mục tiêu chung. Hoạt động này có thể được thực hiện trong nhà hoặc ngoài trời.

Mục đích:

Hoạt động này khuyến khích tư duy sáng tạo và giao tiếp giữa các cá nhân mà không tạo nhiều tiếng ồn.

Dụng cụ:

  • Hộp chứa – kim loại hoặc nhựa
  • Các viên bi
  • Bịt mắt
  • Không gian để chơi

Số người chơi: 8 – 10

Thời gian: 30 phút

Hướng dẫn:

  • Chọn một người trong nhóm để trở thành “người chơi chính”.
  • Những người chơi khác tạo thành một vòng tròn đối diện nhau và ‘người chơi chính’ đứng ở giữa, bị bịt mắt.
  • Những người chơi trong vòng tròn sẽ từ từ chuyền hộp thiếc đựng các viên bi quanh vòng tròn, mà không để cho viên bi tạo ra bất kỳ tiếng động nào.
  • Nếu vật thể bị chuyển động xung quanh gây ra tiếng ồn, và người chơi chính có thể chỉ ra tiếng ồn phát ra từ đâu, thì chỉ vào hướng đó.
  • Nếu ‘người chơi chính’ chỉ đúng, người chuyền hộp thiếc khi nó tạo ra tiếng ồn trở thành ‘người chơi chính’ tiếp theo.
  • Qua mỗi lần, trẻ sẽ nghĩ ra nhiều cách để không gây tiếng ồn.

Lời khuyên:

Dụng cụ tốt nhất cho hoạt động này là một cốc thiếc và một vài viên bi – đủ để chúng có thể di chuyển tự do bên trong cốc.

14. Tạo hình bằng cơ thể

Human-Shapes

Image: Shutterstock

Tạo hình bằng cơ thể là một bài tập vui nhộn và sáng tạo khuyến khích trẻ làm việc với nhau về thể chất và trí tuệ.

Mục đích:

Hoạt động này khuyến khích tư duy sáng tạo cũng như cho phép trẻ sử dụng không gian nhất định một cách thông minh.

Dụng cụ:

  • Thảm mềm hoặc chăn
  • Không gian cho hoạt động

Số người chơi: 10 – 15

Thời gian: 20 phút

Hướng dẫn:

Đây là một hoạt động nhóm nhỏ và có thể được chơi bởi toàn bộ nhóm hoặc bởi các nhóm nhỏ hơn của nhóm.

  • Yêu cầu những người tham gia đứng trải rộng trong khu vực chơi.
  • Bắt đầu với các chữ cái riêng lẻ như A, B, C, T, vv, và yêu cầu những trẻ tham gia tạo hình các chữ cái bằng hình dáng cơ thể. Hai hoặc nhiều trẻ có thể ghép cặp với nhau để tạo thành một chữ cái nếu cần thiết.
  • Sau đó, người hướng dẫn cung cấp cho nhóm một từ – từ đó phải gồm ít nhất sáu chữ cái.
  • Yêu cầu những trẻ tham gia nhanh chóng tạo thành các chữ cái của từ. Trẻ có thể cố gắng hình thành các chữ cái bằng cách đứng hoặc nằm hoặc ngồi trên mặt đất – tùy vào quyết định của trẻ.
  • Hoạt động này cũng có thể thi đua giữa các đội nếu bạn có một nhóm và khu vực chơi lớn.

Lời khuyên:

Trẻ em có thể nằm trên sàn nhà để tạo thành các chữ cái. Đảm bảo rằng không gian bạn chọn cho hoạt động này không có bụi bẩn và bất kỳ trở ngại nào có thể gây hại cho trẻ em.

15. Tất cả đều trên tàu

All-Aboard

Image: Shutterstock

Tất cả trên tàu là một hoạt động sẽ khuyến khích trẻ em tận dụng tối đa không gian có sẵn. Hoạt động này được tiến hành tốt nhất trong nhà.

Mục đích:

Hoạt động này giúp trẻ cải thiện nhận thức về không gian, thiết lập mục tiêu, khả năng lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Dụng cụ:

  • Một mẩu phấn và một tấm bạt hoặc dây thừng
  • Không gian

Số người chơi: 8 – 15 (tùy thuộc vào không gian chơi)

Thời gian: 20 phút

Hướng dẫn:

  • Tạo một vòng tròn lớn bằng cách sử dụng mẩu phấn hoặc dây thừng. Bạn cũng có thể chọn một hình dạng hình học khác như hình vuông nếu muốn. Bạn cũng có thể sử dụng tấm bạt để xác định diện tích của hình tròn hoặc hình vuông.
  • Yêu cầu các em đứng trong vòng tròn – tất cả. Mục đích là để đảm bảo rằng mọi người đều ‘trên tàu’.
  • Nếu những đứa trẻ đều “lên tàu” thành công, hãy giảm kích thước của hình tròn hoặc hình vuông và yêu cầu trẻ điều chỉnh lại để mọi người đều ở bên trong. Trẻ sẽ phải nghĩ ra các cách và phối hợp với nhau.
  • Lặp lại thao tác này nhiều lần có thể, cho đến khi những đứa trẻ không thể ở bên trong vòng tròn được nữa.

Lời khuyên:

Hãy chắc chắn rằng bạn đánh dấu rõ ràng không gian của “con tàu”.

16. Điểm nổi bật của cuộc sống

Life-Highlights

Image: Shutterstock

Điểm nổi bật của cuộc sống là một hoạt động phá băng có thể khiến cho các thành viên của một đội gần nhau hơn. Hoạt động này được tiến hành tốt nhất trong nhà.

Mục đích:

Hoạt động này cho phép trẻ em kể về những kỷ niệm của mình một cách cởi mở, khuyến khích trẻ diễn đạt các trải nghiệm bằng lời, nhớ lại những khoảnh khắc cụ thể và phân tích chúng.

Dụng cụ:

  • Không gian chơi

Số người chơi: 8 – 12

Thời gian: 30 phút

Hướng dẫn:

  • Yêu cầu tất cả những trẻ tham gia nhắm mắt và suy nghĩ về một số những kỷ niệm hạnh phúc, tốt đẹp trong cuộc sống của trẻ. Đó có thể là một kỉ niệm với gia đình, bạn bè, hoặc bất cứ ai trong cuộc sống. Cho trẻ một phút để sẵn sàng.
  • Yêu cầu trẻ vẫn nhắm mắt và thu hẹp những điểm nổi bật trong ký ức của trẻ – những gì trẻ nghĩ là những điều tốt nhất.
  • Cho mỗi trẻ 30 giây để nói về một trong những kỷ niệm đẹp nhất của trẻ và giải thích lý do tại sao trẻ nghĩ rằng điều đó là tốt nhất.
  • Phần đầu tiên của hoạt động này cho phép trẻ suy nghĩ về cuộc sống của chúng. Phần thứ hai, được gọi là đánh giá, cho phép bạn bè của trẻ được biết rõ hơn về nhau.

Lời khuyên:

Đây là một hoạt động đơn giản có lợi cho trẻ em, đặc biệt quan trọng khi trẻ phải làm việc cùng nhau.

17. Hang rồng

Dragon_s-Den

Image: Shutterstock

Hoạt động đòi hỏi những người tham gia phải đưa ra những ý tưởng sáng tạo để trình bày cho “Rồng” – chính là giáo viên, phụ huynh hoặc người quản trò. Hoạt động được tiến hành tốt nhất trong nhà, đặc biệt là trong lớp học.

Mục đích:

Trò chơi truyền cảm hứng sáng tạo, khuyến khích trẻ đưa ra những ý tưởng tốt nhất, và tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh.

Dụng cụ:

  • Giấy
  • Bút chì
  • Bút đánh dấu
  • Dụng cụ thuyết trình khác mà trẻ em cần

Số người chơi: 8 -12

Thời gian: 1 giờ

Hướng dẫn:

  • Chia trẻ thành các nhóm ba hoặc bốn người.
  • Các nhóm nên đưa ra một sản phẩm sáng tạo mà trẻ nghĩ có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
  • Trong bài trình bày của trẻ, trẻ phải đưa ra thông tin về
  • Tên của sản phẩm
  • Mô tả sản phẩm?
  • Bằng cách nào nó sẽ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn?
  • Tên công ty của trẻ
  • Chi phí của sản phẩm
  • Khi thiết kế quảng cáo thông tin đã sẵn sàng, trẻ có thể trình bày tại Hang Rồng.

Lời khuyên:

Khi tiến hành hoạt động này cho trẻ em, bạn có thể sử dụng các biến thể cho chủ đề – đề bài có thể là một bức vẽ hoặc một câu chuyện hoặc vở kịch ngắn mà trẻ có thể làm và trình bày. Ý tưởng ở đây không phải là để kiểm tra sự nhạy bén trong kinh doanh của trẻ, mà để khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.

[ Read: Conversation Games And Activities For Kids ]

18. Chuyền vòng hula

Hula-Hoop-Pass

Image: Shutterstock

Đây là một hoạt động vui nhộn mà trẻ em sẽ thích. Hoạt động này có thể được thực hiện trong nhà hoặc ngoài trời.

Mục đích:

Trẻ có thể cải thiện khả năng lắng nghe, điều phối, hoạch định chiến lược và thực hiện các kỹ năng của mình thông qua hoạt động này.

Dụng cụ:

  • Một chiếc vòng lắc
  • Không gian chơi

Số người chơi: 8 – 10

Thời gian: 30 phút

Hướng dẫn:

  • Yêu cầu các em tạo thành một vòng tròn lớn.
  • Đặt vòng hula trên cánh tay của một trẻ và sau đó yêu cầu trẻ nắm tay với người bên cạnh để đóng vòng tròn.
  • Bây giờ, đứa trẻ với vòng hula phải tìm cách chuyền vòng hula cho người tiếp theo, mà không buông tay của người đó.
  • Mục tiêu là để tất cả cùng chuyền vòng hula quanh vòng tròn và đưa nó trở lại nơi bắt đầu.

Mục đích:

Đây là một hoạt động vui nhộn có thể được nhân rộng cho trẻ nhỏ hoặc lớn hơn, hoặc thậm chí là người lớn.

Xây dựng nhóm là một kỹ năng không khó để làm chủ. Đó cũng là phát triển kỹ năng giao tiếp và áp dụng các quy tắc tương tự khi làm việc với nhiều người. Hơn nữa, con bạn sẽ không chỉ học, mà còn nhớ tầm quan trọng và bản chất của tinh thần đồng đội khi trẻ tìm hiểu về nó thông qua các trò chơi, hoạt động và bài tập này.

—————————————–

Nguồn: Cánh Diều Project

IQ MATH

Trụ sở chính công ty: Nhà số 1, kiệt 29, đường Lê Hồng Phong, thành phố Huế

Hotline: 0935.484.737

Email: oanhoanh85@gmail.com